Nhóm người mang ADN của giống người đã tuyệt chủng mà ta chưa từng biết

Tưởng chừng bất cứ dấu vết của những giống loài đã tuyệt chủng sẽ hoàn toàn biến mất, nhưng các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra dấu vết tồn tại của một giống người đã tuyệt chủng chưa xác định trong mã ADN của người Melanesia hiện đại, một nhóm người sống tại Nam Thái Bình Dương, phía Bắc nước Úc.
Với công nghệ tái tạo mẫu gene mới, họ phát hiện ra rằng dấu vết lạ này không phải thuộc về giống người Neanderthal hay Denisovan, hai giống người cổ thường thấy trong các mẫu hóa thạch cổ, mà là một giống người hoàn toàn mới.
Sự gặp mặt của hai giống loài đã để lại dấu vết trong giống người hiện đại
"Chúng ta đã bỏ lỡ một phần dân số con người cổ, hoặc chúng ta đã hiểu nhầm đâu đó về những mối quan hệ của giống người cổ đại", nhà nghiên cứu gene Ryan Bohlender từ Đại học Texas nói.
Bohlender và đội ngũ nghiên cứu của ông đã tìm hiểu về phần ADN của loài Vượn Lớn (Great Ape) vẫn còn sót lại trong bộ gene của người hiện đại.
Các nhà khoa học nghĩ rằng đâu đó vào khoảng 60.000 tới 100.000 năm trước, những tổ tiên đầu tiên của con người đã di cư từ Châu Phi, gặp mặt nhóm vượn lớn đầu tiên tại vùng đất Âu Á. Sự gặp mặt của hai giống loài đã để lại dấu vết trong giống người hiện đại, với những người châu Âu và người châu Á vẫn mang những đặc điểm gene của ADN loài Neanderthal.
Hóa thạch của loài Neanderthal được bảo quản khá tốt.
Hóa thạch của loài Neanderthal được bảo quản khá tốt.
Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Đầu năm nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra những dấu vết gene của người Neanderthal còn sót lại trên người Châu Âu và họ đã tìm thấy rằng những gene ấy có liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh suy giảm thể chất, bệnh tim và nhiều bệnh về da khác.
Đầu tháng này, một nghiên cứu khác lại được xuất bản: các nhà nghiên cứu lại tìm thấy những bằng chứng mới về việc mụn rộp vùng kín đã bị lây từ thời tiền sử, khi mà giống loài Homo sapien (chúng ta) đã quan hệ với giống loài Neanderthal vàDenisovan.
Khi mà ta đã và vẫn đang nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa loài người và giống người Neanderthal, việc nghiên cứu về những liên hệ của chúng ta với loài Denisovan (một họ hàng xa của người Neanderthal) lại ít rõ ràng hơn.
Một trong số mẫu hóa thạch ít ỏi của người Denisovan.
Một trong số mẫu hóa thạch ít ỏi của người Denisovan.
Vấn đề nằm ở chỗ hóa thạch của loài Neanderthal được bảo quản khá tốt, với nhiều khu vực sinh sống trải dài Châu Âu và Châu Á. Trong khi đó dấu vết của người Denisovan lại cực kì ít ỏi, ta chỉ có một mẫu xương ngón tay và vài mẫu răng lấy được từ khu vực khảo cổ ở một hàng tại Siberi hồi năm 2008.
Sử dụng công nghệ dựng hình bằng máy tính, các nhà nghiên cứu xác định được lượng ADN của người Neanderthal và Denisovan trong người hiện đại là bao nhiêu. Nhà nghiên cứu Bohlender và cộng sự của mình phát hiện ra rằng 2,8% người Châu Âu và người Trung Quốc mang trong mình ADN của người Neanderthal.
Nhưng khi tiến hành xác định dấu vết ADN của người Denisovan, mọi thứ lại phức tạp hơn nhiều, nhất là khi họ tiến hành nghiên cứu ADN của những người hiện đại hiện đang sống tại Melanesia (một vùng nằm tại Nam Thái Bình Dương, bao gồm Vanuatu, Quần đảo Solomon, Fiji, Papua New Guinea, New Caledonia, West Papua, và Quần đảo Maluku).
Hai cậu bé tóc vàng bẩm sinh tới từ vùng Melanesia.
Hai cậu bé tóc vàng bẩm sinh tới từ vùng Melanesia.
Như nhà nghiên cứu Hesman Saey giải thích: "Bên cạnh 2,8% ADN có dấu vết gene của người Neanderthal, người Châu Âu hoàn toàn không có dấu vết của người Denisovan, chỉ 0,1% người Trung Quốc có dấu vết này. Nhưng ta lại tìm được tới 2,74% ADN của người tại Papua New Guinea là có dấu vết gene của người Neanderthal. Bohlender ước tính rằng ADN của người Denisovan trong cư dân tại Melaniesia là 1,11%". Chưa tính tới gene của loài người bí ẩn thứ 3.
"Khi tiến hành nghiên cứu về sự khác biệt giữa % ADN trong nhóm người Nam Thái Bình Dương này, Bohlender đã đi tới kết luận rằng một nhóm Vượn Lớn thứ ba đã tiến hành phối giống với tổ tiên của những người sinh sống tại Melanesia này".
Và ông kết luận: "Lịch sử con người phức tạp hơn chúng ta hiểu rất nhiều".
Những khám phá mới này là bằng chứng ủng hộ một nghiên cứu đã được tiến hành bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch. Khi đó họ tiến hành phân tích ADN của 83 thổ dân Úc và 25 người dân tới từ vùng Papua New Guinea.
Người Papua New Guinea.
Người Papua New Guinea.
Kết quả của nghiên cứu này tìm ra được một điều mới, rằng ADN của những con người Nam Thái Bình Dương này gần giống với người Denisovan, nhưng nó có đủ điểm khác biệt để có thể xác nhận đây thuộc về loài Vượn Lớn thứ ba, một loài mà chúng ta chưa biết tới.
Cho tới khi ta tìm được những bằng chứng chắc chắn về giống người thứ ba này (hóa thạch hay dấu vết con sót lại của nền văn hóa của họ), ta vẫn chưa chứng minh được chắc chắn về sự tồn tại của loài này.
Cũng có thể rằng đó cũng vẫn là ADN của người Denisovan, bởi lẽ chúng ta vẫn có quá ít hóa thạch của giống loài này để mà nghiên cứu chi tiết.
Nhưng những bằng chứng này vẫn cho thấy rằng các mối quan hệ giữa các giống người cổ đại là cực kì phức tạp. Với việc di cư xuyên lục địa của nhiều giống người, có lẽ điều này không phải là quá ngạc nghiên.
Hơn nữa, việc không (hoặc là chưa) phát hiện được dấu vết của loài người này không có nghĩa là họ không (hoặc là chưa) tồn tại. Mười nghìn năm dài không phải là khoảng thời gian lý tưởng để lưu trữ hóa thạch của bất kì loài nào và hơn nữa, ta còn cần tới sự may mắn để phát hiện ra nữa.
Bí ẩn về quá khứ của giống loài ta vẫn còn rất nhiều thứ cần phải khám phá. Với bản tính tò mò, ta không thể nào không thắc mắc về những giống người đã không thể sống sót được tới thời điểm này.
Theo Trí Thức Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến