Con người bắt đầu mặc quần áo từ khi nào?

Xác định chính xác con người bắt đầu mặc quần áo từ lúc nào là một thách thức, phần lớn do ban đầu quần áo chỉ là những thứ như da động vật, bị hỏng rất nhanh. Vì thế, có rất ít bằng chứng khảo cổ có thể sử dụng để xác định ngày con người bắt đầu mặc quần áo.
Theo trang web Today I Found, đã có một số lý thuyết khác nhau dựa trên những gì các nhà khảo cổ học phát hiện ra. Chẳng hạn, theo nghiên cứu màu da di truyền, con người không còn lông trên khắp cơ thể như động vật cách đây khoảng 1 triệu năm – một thời điểm lý tưởng để bắt đầu mặc quần áo nhằm giữ ấm cơ thể. Nhưng da động vật còn được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, như là làm chỗ trú ẩn. Kim khâu vá bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 40.000 năm, nhưng có kim nghĩa là quần áo cũng đã "lên tầm mới". Vì thế, có thể quần áo đã xuất hiện vào khoảng quanh thời gian đó.
Các nhà khoa học đã bắt đầu thu thập dữ liệu có thể giúp giải quyết bí ẩn về việc khi nào con người bắt đầu mặc quần áo. Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Florida của Mỹ kết luận rằng con người bắt đầu mặc quần áo cách đây khoảng 170.000 năm, tương đương lúc kết thúc kỷ băng hà thứ hai. Kết luận này được đưa ra dựa trên việc nghiên cứu sự tiến hóa của chấy rận.
Con người bắt đầu mặc quần áo cách đây khoảng 170.000 năm.
Con người bắt đầu mặc quần áo cách đây khoảng 170.000 năm.
Các nhà khoa học quan sát và thấy rằng rận quần áo thích ứng rất tốt với vải vóc. Họ đưa ra giả thuyết loài rận trên cơ thể con người đã tiến hóa để sống trong quần áo, điều đó có nghĩa loài rận này không thể xuất hiện trước khi con người bắt đầu mặc quần áo. Nghiên cứu đã sử dụng trình tự DNA của chấy rận để tính toán xem khi nào thì chấy rận quần áo bắt đầu biến hóa từ loài chấy trên đầu.
Những phát hiện trên rất quan trọng vì nó chứng tỏ quần áo đã xuất hiện khoảng 70.000 năm trước khi con người bắt đầu di cư về phía bắc từ châu Phi vào các vùng khí hậu lạnh hơn. Việc phát minh ra quần áo có lẽ là một yếu tố giúp quá trình di cư thuận lợi hơn.
Mốc thời gian này cũng rất có ý nghĩa do các yếu tố khí hậu được biết đến trong thời kỳ đó. Như Ian Gilligan, một giảng viên tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng cuộc nghiên cứu đã cho thấy: "con người bắt đầu mặc quần áo khá sớm, sớm hơn cả những bằng chứng khảo cố vững chắc nhất, nhưng cũng rất thuyết phục. Nó có nghĩa là con người hiện đại có thể đã mặc quần áo hàng ngày để giữ ấm khi lần đầu tiên họ tiếp xúc với các điều kiện thời đồ đá".
Khi con người chuyển từ da động vật sang vải sợi, loại vải đầu tiên được cho là nỉ. Từ đó, loài người tiền sử đã bắt tay vào quá trình dệt dợi cách đây khoảng 27.000 năm. Khoảng 25.000 năm trước, những bức tượng Venus đầu tiên - biểu tượng của phụ nữ - đã mặc nhiều loại quần áo khác nhau, cho thấy công nghệ dệt bắt đầu vào khoảng lúc này.
Và cũng từ đây, nhiều nền văn minh cổ đại gần đây đã phát hiện các vật liệu ứng dụng trong thời trang quần áo. Ví dụ, người Ai Cập cổ đại đã sản xuất vải lanh vào khoảng năm 5500 trước Công nguyên, trong khi người Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất lụa vào khoảng năm 4000 TCN.
Con người đã biết xem quần áo như một loại thời trang từ khá sớm.
Con người đã biết xem quần áo như một loại thời trang từ khá sớm.
Về mặt thời trang, thay vì chỉ giữ ấm, con người đã biết xem quần áo như một loại thời trang từ khá sớm. Ví dụ đầu tiên về các sợi lanh nhuộm đã được tìm thấy trong một hang động ở Cộng hòa Gruzia và cách đây 36.000 năm. Điều đó cho thấy, trong khi có thể có thêm màu sắc, các loại quần áo đầu tiên này dường như đơn giản hơn nhiều so với quần áo chúng ta mặc ngày hôm nay, chủ yếu là một mảnh vải treo ở vai và được buộc ở thắt lưng.
Vào khoảng giữa những năm 1300 tại một số vùng trên thế giới, với một số tiến bộ công nghệ trong thế kỷ trước, quần áo thời trang bắt đầu thay đổi đáng kể. Ví dụ, quần áo ban đầu chỉ để mặc vừa trên cơ thể, với đường may nổi, dây buộc và các nút. Sự tương phản màu sắc và loại vải cũng trở nên phổ biến ở Anh. Từ thời điểm này, thời trang ở phương Tây đã bắt đầu thay đổi mạnh mẽ, chủ yếu dựa vào thẩm mỹ, trong khi ở các nền văn hóa khác quần áo thường chỉ thay đổi khi có biến động chính trị lớn, nghĩa là sự thay đổi diễn ra chậm hơn so với hầu hết các nền văn hóa khác.
Tất nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp may mặc. Quần áo giờ đây đã được may hàng loạt tại các nhà máy thay vì chỉ may ở nhà và có thể được vận chuyển từ nhà máy đến các thị trường nhanh kỷ lục. Kết quả là, quần áo trở nên rẻ hơn, con người có tủ quần áo lớn hơn và góp phần khiến thời trang thay đổi liên tục như chúng ta vẫn thấy ngày nay.
Theo vnreview

Nhận xét

Bài đăng phổ biến