Những căn phòng theo chủ nghĩa tối giản của giới trẻ Nhật Bản
Những người ưa trải nghiệm, thích sự tự do và tránh xa khỏi ràng buộc vật chất Nhật Bản đang chạy theo xu hướng sống tối giản không cần đồ đạc, và giới trẻ Nhật đang ngày ngày khoe những căn "Danshari" trống trơn của mình.
Dẹp hết những ý tưởng về căn phòng Otaku "phát ngốt" với hằng hà sa số thứ đồ lỉnh kỉnh, hiện giờ người Nhật đang bắt đầu theo đuổi một phong cách sống rất mới và cũng rất "thoáng", đúng nghĩa đen. Đó là phong cách sống tối giản, cắt bớt gần như toàn bộ số đồ đạc, vật dụng trong không gian sống để khiến tinh thần trở nên khoáng đạt hơn.
Ví dụ như trong căn hộ rộng 20m2 của anh nhân viên nhà xuất bản 36 tuổi Fumio Sasaki chỉ có một vài bộ quần áo, một chiếc sofa-giường. Đôi lúc chiếc giường sẽ được tống vào tủ, và rồi căn phòng của Sasaki sẽ đúng nghĩa là "trống trơn" chẳng có bất cứ vật dụng gì. Trước đó phòng của người đàn ông chất đầy sách, nhạc cụ và những đĩa CD, TV màn hình lớn cùng một núi quần áo thời trang. Ý tưởng tối giản hóa không gian sống đến với Sasaki sau khi anh nhận ra rằng đồ đạc trong phòng mình hầu hết đều không sử dụng nữa và rất lãng phí, và anh đang bị điều khiển bởi vật chất.
Một căn phòng tiêu biểu của người theo chủ nghĩa sống tối giản.
Nói khái quát, những người theo phong cách sống tối giản, hay còn gọi là "danshari" sẽ bỏ hết các vật dụng theo họ là không cần thiết ra khỏi căn nhà của mình. Như Sasaki, anh sẽ đem cho hết các cuốn sách của mình sau khi đọc xong, bởi anh biết đằng nào mình cũng sẽ không sờ tới chúng lần nào nữa. Hoặc như Kota Iko, một nhà sản xuất âm nhạc 26 tuổi, "cả nhà cả cửa" chỉ có một máy tính cá nhân, máy ảnh, điện thoại thông minh và một vài vật dụng cần thiết đặt hết trong ba lô. Bất khi nào cần, Kota có thể sẵn sàng "xách ba lô lên và đi", đối với anh chuyện nhà cửa giờ chẳng còn quá quan trọng nữa.
Tóm lại, tinh thần của lối sống Danshari gói gọn trong 3 gạch đầu dòng:
1. Từ chối đem về nhà những vật dụng không cần thiết.
2. Vứt hết những thứ lỉnh kỉnh vướng víu trong nhà.
3. Tránh xa cám dỗ mua sắm vật chất.
"Chỉ cần những thứ tối cần thiết" mới là tinh thần Danshari.
Thực chất phong cách sống này đã và đang là trào lưu cho những người trẻ trong độ tuổi 20-30 không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở phương Tây, những kẻ ưa trải nghiệm và mong muốn có cuộc sống tự do phóng khoáng, muốn giải phóng mình khỏi tất cả những vướng bận đời thường.
Trong tháng 6 vừa qua Fumio cũng đã xuất bản cuốn sách nói về phong cách sống tối giản danshari và thu hút được sự ủng hộ của nhiều bạn đọc trẻ trên khắp đất nước mặt trời mọc. Cuối cùng, hãy xem những căn hộ theo phong cách tối giản của người dân Nhật Bản:
Căn hộ không cần quá nhiều nội thất, có thể ngồi sàn thay vì mua sofa, ghế bành.
Tất cả những gì cần thiết trong căn phòng của một kẻ ưa sự đơn giản.
Bàn, một ít đệm là đủ cho một căn hộ.
Bếp cũng không cần đồ đạc gì, ăn gì mua nấy, ăn uống kiểu "cuốn chiếu" đỡ phải dọn dẹp quá nhiều.
Đồ làm bếp và ăn uống cũng chỉ có đúng từng này...
Mỗi người một chiếc, tạm biệt cảnh nai lưng ra rửa bát sau mỗi bữa ăn.
Quần áo cũng chỉ cần vài ba bộ là đủ.
Đủ hết các nhu cầu: đi làm, đi chơi, ở nhà, mỗi tội là sẽ hơi nhàm chán mà thôi.
Vật dụng làm đẹp cũng vừa phải, không quá bạt ngàn.
Tất tần tật vật dụng của một căn hộ có thể cất vừa trong tủ.
Giá sách để làm gì khi mà tốn mất một ít không gian chỉ để cất sách.
Căn phòng tiêu biểu nữa của người theo phong cách sống Danshari.
Thậm chí người này còn tối giản hơn, chỉ cần mỗi móc treo áo và giường.
Tất tần tật không gian sinh hoạt của cả gia đình.
Không gian sống vô cùng thoáng đãng.
Mục đích của phong cách Danshari là giải phóng con người khỏi sự ám ảnh của vật chất.
Theo những người sống phong cách tối giản, càng ít đồ đạc, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm sống hơn rất nhiều.
Mới đầu phong cách Danshari chủ yếu nhắm vào những người độc thân nhưng dần đã lan rộng ra khắp giới trẻ thế giới.
Tất cả chỉ không gian sống trên cùng một mặt bằng.
.
Không gian sống như thế này sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo hơn, có nhiều ý tưởng mới trong cuộc sống.
Có lẽ phong cách này sẽ sớm cập bến Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét