Sự thật đáng sợ đằng sau những gói mì ăn liền hấp dẫn

Bạn sẽ phải suy nghĩ lại việc chọn mì ăn liền là thức ăn yêu thích ngay khi đọc bài viết sau đây.
Có thể nói, sự tiện lợi, tiết kiệm của mì ăn liền đã khiến nó trở thành món ăn phổ biến, được nhiều người lựa chọn và yêu thích như hiện nay. 
Nếu so sánh với các thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ như bánh ham-bơ-gơ hoặc gà rán, rất ít người nghĩ mì ăn liền có tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, có thể bạn phải xem xét lại điều này khi xem đoạn phim thí nghiệm sau đây từ tiến sĩ Braden Kuo của Bệnh viện đa khoa Massachusetts.

Tiến sĩ Braden đã sử dụng máy quay phim có kích thước bằng viên thuốc để quay lại những gì xảy ra trong dạ dày chúng ta sau khi ăn mì.
Trong đoạn phim, bạn có thể thấy rõ, hai giờ sau khi ăn, những sợi mì ăn liền trong dạ dày chúng ta vẫn còn giữ nguyên hình dáng. Trong khi đó với mì tươi – loại mì chỉ làm từ bột và trứng và không chứa chất phụ gia  mọi thứ đã bắt đầu được tiêu hóa. Theo đó, có rất nhiều lí do dẫn đến vấn đề này.

Mì ăn liền (bên trái) vẫn giữ nguyên hình dáng sau 20 phút ăn trong khi mì tươi (bên phải) đã bắt đầu được tiêu hóa.
Đầu tiên, hệ tiêu hóa của bạn cần rất nhiều giờ để có thể xử lí được thức ăn. Trong khi những thực phẩm có chứa chất xơ được tiêu hóa nhanh nhất thì đối với thực phẩm ăn liền hay có nhiều dầu mỡ, quy trình này lại diễn ra khá chậm. Và khi thực phẩm ở trong đường tiêu hóa một thời gian dài như vậy, nó sẽ tác động đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trong mì ăn liền lại không có chất dinh dưỡng mà chỉ có một loạt các chất phụ gia, bao gồm cả chất bảo quản hydroquinone cực độc. Và tất nhiên, chất phụ gia tổng hợp này cũng sẽ ở trong dạ dày cho đến khi những sợi mì được tiêu hóa hết.

Ngay cả 2 giờ sau khi ăn, trong khi mì tươi (phải) đã được tiêu hóa gần hết thì mì ăn liền (trái) vẫn còn giữ nguyên hình dáng.
Chất phụ gia tổng hợp hydroquinone (TBHQ) là hỗn hợp bao gồm Mono-tert-butylhydroquinone, t-butylhydroquinone, 2-(1,1-dimethylethy)-1,4-benzenediol, có công thức phân tử là C10H1402. Chúng được xem là một chất thường được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí, có tính chống và ngăn cản quá trình ô-xi hóa của chất béo với dầu, kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm đã được chế biến. Chúng cũng thường được sử dụng trong các thực phẩm chế biến đông lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy chất phụ gia độc hại này trong vecni, sơn, thuốc trừ sâu, mĩ phẩm, nước hoa… Khi được hấp thụ vào cơ thể, TBHQ thường được thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ TBHQ quá nhiều thường sẽ dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe như rối loạn chuyển hóa, cao huyết áp, béo phì, tăng đường huyết và còn có thể dẫn đến chết người. Việc chất TBHQ độc hại có thể ở lại trong dạ dày chúng ta 2 tiếng, đủ để TBHQ ngấm vào cơ thể có thể khiến bạn phải rùng mình mỗi lần ăn mì ăn liền.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến