Tại sao Nhật Bản có quá nhiều trận động đất?
Một trận động đất 7 độ richter đã làm rung chuyển miền Nam Nhật Bản, sau chưa đến 2 ngày một trận động đất 6,2 độ richter cũng xảy ra ở khu vực này.
Trận động đất gần đây nhất xảy ra ở thành phố Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản vào sáng sớm thứ 7 ngày 16/4 vào lúc 1h25 phút sáng giờ địa phương. Trước đó là trận động đất 6,2 độ richter xảy ra vào thứ năm ngày 14/4. Cho tới hôm nay, theo Reuters, các trận động đất đã cướp đi sinh mạng của 42 người, làm bị thương hàng trăm người khác, nhiều nhà máy phải đóng cửa như Toyota, Sony, Honda... Đã có khoảng 30.000 người cứu hộ đang dọn dẹp đổ nát để tìm kiếm người sống sót và đưa thực phẩm cho những người chưa thể trở về với gia đình.
Trận động đất 7 độ richter vào Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản ngày 16/4/2016. (Ảnh: LiveScience).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói trước Quốc hội: "Vẫn còn nhiều người mất tích. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực nhiều hơn để cứu người dân và ưu tiên các công tác dân sinh". Ông cũng tuyên bố khu vực thảm họa để mở đường cho các tài trợ tái thiết khu vực thảm họa.
Cơ quan nguyên tử Nhật Bản đã tuyên bố ba nhà máy hạt nhân ở khu vực này an toàn. Ba nhà máy này đã đáp ứng mức năng lượng của quốc gia này đã bị ảnh hưởng từ sự cố hạt nhân Fukushima hồi năm 2011 do động đất và sóng thần quét qua khu vực này. Trong khi đó, các chuyến bay thương mại đến sân bay Kumamoto bị hư hại đã bị hủy và một đoàn tàu quân sự của Nhật Bản đến khu vực này cũng đã tạm dừng.
Thực phẩm được cung cấp còn hạn chế do chia cắt do lở đất. Những người sơ tán đã phát đi tín hệu SOS từ một sân trường học, hy vọng là trực thăng cung cấp thực phẩm nhận được tín hiệu, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin.
Đã có hơn 500 dư chấn kể từ hôm 16/4, hơn 70 trận là ở cấp độ 4, theo thang đo của Nhật Bản, đủ mạnh để làm rung lắc các tòa nhà.
Một em bé 8 tháng tuổi đã được cứu sống sau khi căn nhà của em đã bị đổ sập do trận động đất ở thị trấn Mashiki ở Kumamoto ngày 16/4/2016. (Ảnh: Reuters).
Theo những người dân khu vực Kumamoto thoát ra từ hai trận động đất lớn này và trong nhiều ngày nữa và cùng với nhiều ký ức của trận động đất kinh hoàng 9,0 độ richter và trận sóng thần quét qua Tohoku, Nhật Bản năm 2011 vẫn còn chưa nguôi ngoai trong nhiều người dân Nhật Bản, thì câu hỏi được đặt ra là tại sao đất nước Nhật Bản lại phải hứng chịu quá nhiều trận động đất kinh hoàng?
Nhật Bản nằm trong vùng gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương, vành đai động đất nhạy cảm nhất trên thế giới. "Vành đai" này thực tế là một khu vực có hình giống như vành móng ngựa bao vòng quanh Thái Bình Dương, nơi mà nhiều trận động đất của thế giới và sự phun trào của núi lửa xảy ra.
Trong vành đai này, nhiều mảng kiến tạo - bao gồm mảng kiến tạo Thái Bình Dương nằm dưới đáy Thái Bình Dương và mảng Philippines - kết hợp lại và va chạm.
Tại Vành đai lửa Thái Bình Dương, sự chuyển động và va chạm của mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines, những mảng kiến tạo nằm dưới đáy Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến những trận động đất.
"Bề mặt của trái đất được được chia ra thành nhiều mạng hay có nhiều mảng lớn dịch chuyển vòng quanh. Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển sẽ va chạm vào nhau, những sự việc như động đất sẽ xảy ra", Nhà địa vật lý Douglas Given thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ở Pasadena, California cho biết.
Những ngôi nhà bị cháy do động đất.
Các trận động đất ngày nay xảy ra do mảng kiến tạo Philippines nằm sâu dưới mảng kiến tạo Âu - Á va chạm vào nhau, theo nhà địa vật lý Paul Caruso.
"Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau , ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo đã tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác". Theo nhà địa vật lý Paul Caruso thuộc USGS, những trận động đất xảy ra gần đây hầu hết là do sự va chạm giữa mảng Philippines và mảng Á - Âu.
Trong khi Nhật Bản không còn xa lạ với các trận động đất, thì trận động đất 7,0 độ richter là một trong những trận động đất lớn nhất gần đây ở khu vực phía Nam này của Nhật Bản, Caruso cho Live Science biết.
"Trận động đất lớn thứ hai có thể là trận động đất 6,7 độ richter xảy ra vào 20/3/1939 ở khu vực này. Cũng đã có những trận động đất 6,5 và 6,3 độ richter nhưng đây là trận động đất lớn nhất đo lường được ở khu vực này", Caruso cho biết thêm.
Đã có một khuyến cáo về một khả năng sóng thần được phát đi sau trận động đất hôm 16/4, nhưng đã được cơ quan Khí tượng Nhật Bản dỡ bỏ ngay sau đó và vẫn chưa có thêm những cảnh báo nào.
Không phải tất cả các trận động đất đều khởi sự gây ra sóng thần. Nhìn chung, có ba yếu tố có thể tạo ra một sự kết hợp động đất - sóng thần nghiêm trọng. Đầu tiên là phải một trận động đất ít nhất 7 độ richter. Thứ hai là tâm chấn của trận động đất phải nằm dưới sâu đại dương và cuối cùng là trận động đất phải là động đất cạn.
Người dân trú chân bên ngoài một tòa nhà làm việc ở Mashiki, Kumamoto. (Ảnh: Getty Images, Kyodo/Reuters).
"Chúng ta thường có động đất xung quanh Fiji, nhưng khoảng 400 dặm (640km) dưới sâu đáy đại dương, do đó chúng không thể hình thành một trận sóng thần.Trận động đất hôm 16/4 là trận động đất cạn - khoảng 10km dưới sâu - nhưng tâm chấn của trận động đất là trên mặt đất, có nghĩa là sẽ không có một trận sóng thần nguy hiểm nào xảy ra", Caruso phân tích.
Given cho biết mặc dù chưa có nhiều những báo cáo nguy hiểm, nhưng các cơ quan và các nhà khoa học ở USGS sẽ theo dõi khu vực này để cảnh báo những dư chấn nguy hiểm có thể xảy ra. Những cơn dư chấn này thường xảy ra sau các hàng loạt trận động đất và thường giảm về quy mô.
"Đây là kết quả khá rõ ràng và còn nhiều các cơn dư chấn lớn khác. Và dĩ nhiên, sau một trận động đất lớn, các cấu trúc thường sẽ yếu đi. Khả năng là sẽ có thêm các đe dọa", Given cho Live Science biết.
Những người dân ở khu vực này có thể gặp thêm những chấn động trong những ngày tới. "Chúng ta có thể chắc chắn khẳng định sẽ có thêm những đợt dư chấn. Chính xác khi nào và lớn đến đâu chưa thể nói trước. Không ai có thể dự báo trước", Caruso cho biết.
Nhận xét
Đăng nhận xét