Ngôn ngữ hiếm nhất thế giới, chỉ có đúng 7 người biết nói
Tình trạng ngôn ngữ cũng như nền văn hóa bị mai một đang là vấn nạn tại Lục Địa Đen.
Người Yaaku sống tại Thung Lũng Kenya có số dân chỉ vẻn vẹn 4.000 người. Nhưng trong số đó, chỉ có 7 người nói thuần thục và trôi chảy tiếng Yakunte, thứ ngôn ngữ dân tộc của người Yaaku. Đáng buồn và đáng lo hơn, 7 người ấy đều là những bô lão hơn 70 tuổi.
Chỉ có 7 người nói thuần thục và trôi chảy tiếng Yakunte, ngôn ngữ hiếm nhất hiện nay.
Với việc người sử dụng ngôn ngữ Yakunte càng ngày càng ít đi, rất nhiều nỗ lực cứu vớt nó đã được thực hiện. Một trong những người biết ngôn ngữ Yakunte và một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã viết nên cuốn từ điển Yakunte vào năm 2004. Một nhóm người đã thành lập nên Hội liên hiệp Người dân Yaaku vào năm 2003, nhằm bảo tồn nền văn hóa của dân tộc thiểu số này. Gần đây, một báo cáo cho thấy Nhóm Văn hóa Pháp đã đầu tư mở lớp học tiếng cho trẻ em Yaaku, với 2 buổi học một tháng.
Ngôn ngữ | Trạng thái |
Bong'om | Chắc chắn đang nguy hiểm |
Boni | Chắc chắn đang nguy hiểm |
Burji | Đang gặp nguy hiểm |
Dahalo | Rất nguy hiểm |
Elmolo | Đã tuyệt chủng |
Kinare | Đã tuyệt chủng |
Kore | Đã tuyệt chủng |
Lorkoti | Đã tuyệt chủng |
Omotik | Cực kì nguy hiểm |
Ongamo | Cực kì nguy hiểm |
Sogoo | Đã tuyệt chủng |
Suba | Đang gặp nguy hiểm |
Yaaku | Đã tuyệt chủng |
Được cho là đến từ Ethiopia, người Yaaku đã xây dựng cuộc sống của mình tại rừng Mukogodo, phía Tây núi Kenya từ hơn một trăm năm trước. Người Yaaku (có nghĩa là "săn người" trong tiếng bản địa) đã học cách nuôi ong và tiến hành trao đổi hàng hóa với đất nước Maasai, đất nước của những người chuyên chăn nuôi súc vật.
Dần dần họ trở nên gần gũi hơn với văn hóa Maasai, học theo ngôn ngữ của người Maasai. Đến ngày nay, người Yaaku thường được cho là một nhóm nhỏ thuộc văn hóa Maasai và không được chính thức công nhận rằng mình thuộc một trong 42 nhóm dân tộc của Kenya.
Ngôn ngữ của họ, tiếng Yakunte là một trong 6 ngôn ngữ tại Kenya được liệt vàodạng ngôn ngữ đã bị tuyệt chủng bởi UNESCO. Trong khi đó 7 ngôn ngữ khác được xếp hạng đang nằm trong vùng nguy hiểm.
Ngôn ngữ riêng của người Châu Phi rất dễ bị lu mờ bởi việc Chính phủ đặt ra những ngôn ngữ chính thức riêng, kết hợp với khuyên người dân không nên dùng ngôn ngữ bản địa nữa, với hi vọng dễ dàng hội nhập hơn.
Số lượng ngôn ngữ đang nằm trong vùng nguy hiểm của các quốc gia Châu Phi.
Những thông số đáng lo ngại cho thấy đã có 230 ngôn ngữ đã bị tuyệt chủng tính từ năm 1950 cho tới nay, riêng Châu Phi có tới 37 ngôn ngữ.
Nhận xét
Đăng nhận xét