Quốc gia sắp “không thể ở được” vì biến đổi khí hậu

Do khí hậu nóng hơn và mưa thất thường, nhiều nơi ở quốc gia này đã dần không còn thích hợp cho nông nghiệp và làng mạc.
Hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của Sudan, một quốc gia ở Bắc Phi, đang bị thoái hóa, CNN đưa tin.
Sudan có thể trở thành nơi không thể sống được vì biến đổi khí hậu.
Sudan có thể trở thành nơi không thể sống được vì biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm, đất khô cằn và hạn hán nghiêm trọng trở nên phổ biến. Sau nhiều năm sa mạc hóa, đa dạng sinh học cùa Sudan đang bị đe dọa. Hạn hán cũng gây trở ngại cho cuộc chiến chống lại đói nghèo ở đây.
Gánh nặng này sẽ không chỉ ảnh hưởng tới an ninh lương thực, sự phát triển bền vững của đất nước mà còn cả nơi sinh sống của rất nhiều gia đình Sudan.
Hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của Sudan, một quốc gia ở Bắc Phi, đang bị thoái hóa.
Hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của Sudan, một quốc gia ở Bắc Phi, đang bị thoái hóa.
Những cơn bão bụi cũng xuất hiện nhiều hơn trong khu vực. Di chuyển như một bức tường dày khổng lồ, nó mang tới cát và bụi, chôn lấp nhà cửa, tăng tốc độ bốc hơi nước. Hệ quả là, nạn thiếu nước và xói mòn đất càng khốc liệt.
Các chuyên gia nói rằng nếu không can thiệp kịp thời, một phần của Sudan sẽ không thể sinh sống được do biến đổi khí hậu.
"Bắc Phi vốn đã nóng và có tốc độ tăng nhiệt nhanh. Trong thế kỉ này, sẽ có thời điểm một phần Bắc Phi trở nên không thể sinh sống được", Jos Lelieveld, một nhà khoa học về khí hậu nói với CNN.
Nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm, đất khô cằn và hạn hán nghiêm trọng trở nên phổ biến.
Nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm, đất khô cằn và hạn hán nghiêm trọng trở nên phổ biến.
Do khí hậu nóng hơn và mưa thất thường, nhiều nơi ở Sudan đã dần không còn thích hợp cho nông nghiệp và làng mạc.
Mưa bất thường đã hủy hoại mùa màng. Quốc gia này cũng đang trải qua cả hạn hán và lũ lụt, khiến đất canh tác không còn phù hợp cho việc trồng trọt. Hơn 600.000 người cũng đã phải chuyển chỗ ở do ngập lụt tính từ năm 2013, theo Trung tâm Giám sát Di dời Trong nước (IDMC).
Michelle Yonetani, một cố vấn cao cấp về thiên tai ở IDMC, cho biết 70% dân số nông thôn Sudan sống phụ thuộc vào nông nghiệp dùng nước mưa. Đây vừa là nguồn cung thực phẩm vừa là kế sinh nhai của họ. Ngoài ra, 80% dân số Sudan sử dụng nước mưa như một nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
Những cơn bão bụi cũng xuất hiện nhiều hơn trong khu vực, khiến nạn thiếu nước và xói mòn đất càng khốc liệt.
Những cơn bão bụi cũng xuất hiện nhiều hơn trong khu vực, khiến nạn thiếu nước và xói mòn đất càng khốc liệt.
Cô nói với CNN rằng Sudan đã phải đối mặt với một "tình huống khẩn cấp cực kỳ phức tạp."
"Hạn hán càng khiến quá trình sa mạc hóa thêm trầm trọng, ảnh hưởng tới vành đai hoang mạc ở khu vực phía Bắc. Do đó, những sa mạc xâm lấn này đã thay thế toàn bộ các ngôi làng".
Theo một báo cáo của Văn phòng Liên Hợp Quốc về điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA), đầu năm nay, ước tính có khoảng 1,9 triệu người trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi giảm thiểu nông nghiệp và chăn nuôi do tác động của hiện tượng thời tiết El Nino. 3,2 triệu người dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, có khả năng gây "suy giảm mạnh điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân".
Hơn 600.000 người cũng đã phải chuyển chỗ ở do ngập lụt tính từ năm 2013.
Hơn 600.000 người cũng đã phải chuyển chỗ ở do ngập lụt tính từ năm 2013.
Các chuyên gia nói rằng nếu không can thiệp kịp thời, một phần của Sudan sẽ không thể sinh sống được do biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia nói rằng nếu không can thiệp kịp thời, một phần của Sudan sẽ không thể sinh sống được do biến đổi khí hậu.
Theo Dân Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến