Tại sao tim chúng ta đập nhanh khi thấy nguy hiểm?
Hãy tưởng tượng bạn đang đi trên một con đường tối muộn vào ban đêm sau buổi tối vui vẻ với bạn bè. Bóng tối bủa vây, xung quanh chỉ là tiếng gió thổi xuyên qua hàng cây, âm thanh từ một lọ thủy tinh người đi đường vứt bỏ hay những tiếng bước chân dồn dập...
Bạn nhìn xung quanh điên cuồng, và đột nhiên cảm thấy như thể có ai đó theo sau. Bạn đứng hình, lắng nghe các âm thanh, và cảm thấy tim như bay ra khỏi lồng ngực, đập nhanh và khó thở,...
Vậy lý do gì đã khiến tim chúng ta đột nhiên đập mạnh trong những tình huống này? Chúng tôi sẽ giải thích hiện tượng này dưới góc nhìn khoa học thông qua bài dịch từ ScienceABC.
Con người có phản xạ khá tốt, nhưng một số điều chúng ta để cho bản năng tự xử lý.
Câu trả lời ngắn: Do các phản ứng "đánh hay tránh" (flight-or-fight) của cơ thể con người và chất... Epinephrine.
Cơ chế tự vệ bí mật của cơ thể
Con người có phản xạ khá tốt, nhưng một số điều chúng ta để cho bản năng tự xử lý, chẳng hạn như bảo vệ cơ thể khỏi nguy hiểm. Bất cứ khi nào cảm thấy bị đe dọa, sợ hãi, lo lắng hay hoảng sợ, cơ thể chúng ta sẽ chuyển sang chế độ "đánh hay tránh'"(fight or flight). Cái tên này liên quan đến lịch sử tiến hóa của loài người.
Cụ thể hơn, khi loài người tiền sử ra ngoài săn bắn và hái lượm, họ sẽ đối đầu với động vật hoang dã. Vào thời điểm đó, họ có hai sự lựa chọn - chiến đấu hoặc bỏ chạy. Nếu đó là một con lợn, họ sẽ dừng lại và chiến đấu, hy vọng giành chiến thắng và có cho mình một bữa ăn đáng giá. Nhưng nếu đó là gấu/hổ/báo, sự lựa chọn khôn ngoan hơn sẽ là chạy trốn thật xa...
Mặc dù hai lựa chọn là rất khác nhau, nhưng đều đòi hỏi những điều tương tự từ cơ thể - sự bùng nổ năng lượng. Những thay đổi sinh lý tạo nên phản ứng này bắt đầu với việc tiết ra chất adrenaline, kích hoạt bởi những cảnh báo của não về một điều gì đó nguy hiểm hoặc căng thẳng sắp xảy ra.
Cụ thể hơn, hạch hạnh nhân xử lý các nguồn gây nên cảm giác cho cơ thể (như tiếng thùng rác, chai lọ, tiếng bước chân, bóng dáng người,...) và một phản ứng cảm xúc được tạo ra. Nếu phản ứng đó là sự sợ hãi hay sự nhận thức về mối nguy hiểm, hạch hạnh nhân sẽ gửi một tín hiệu đến vùng dưới đồi.
Vùng dưới đồi là một khu vực quan trọng của phản ứng sinh lý cơ thể bởi vì nó điều chỉnh hệ thống thần kinh tự trị, trong đó bao gồm các hệ thống thần kinh giao cảm và đồng cảm. Hệ thống thần kinh giao cảm là nơi mà các phản ứng "đánh hay tránh" bắt nguồn, được kích hoạt bởi sự nhận thức cảm xúc nguy hiểm. Vùng dưới đồi sau đó sẽ báo hiệu các tuyến thượng thận giải phóng Epinephrine (Adrenaline) vào máu.
Khi Adrenaline vào máu, nó gây ra những thay đổi sinh lý nhanh chóng và đầy kịch tính, bao gồm hơi thở nặng nề, tay dẻo, huyết áp cao, và... tim đập nhanh hơn. Những thay đổi này không chỉ dừng lại ở đó, bạn cũng sẽ có ống dẫn khí nhỏ mở ra trong phổi để đảm bảo đủ lượng oxy có sẵn cho sự căng thẳng phía trước. Khi bộ não của bạn nhận được sự bùng nổ oxy, bạn trở nên cảnh giác và có nhận thức. Thính giác, tầm nhìn và các giác quan khác trở nên sắc bén.
Tim bạn đập nhanh hơn, không chỉ đẩy máu xung quanh, mà còn chuyển hướng Glucose trong cơ thể, cung cấp năng lượng có thể sử dụng cho các cơ bắp và hệ thống cơ quan. Sự luân chuyển lượng đường trong máu cũng là do Epinephrine gây ra. Những chất béo và đường cũng khiến phế quản mở rộng hơn, dẫn đến nhịp tim tăng tốc.
Tim bạn đập nhanh hơn, không chỉ đẩy máu xung quanh, mà còn chuyển hướng Glucose trong cơ thể.
Một số tác dụng phụ khác của phản ứng "đánh hay tránh" không được dễ chịu cho lắm. Ví dụ, miệng khô, ra mồ hôi, căng thẳng ở vai, đau đầu, choáng váng, khó thở,...
Đây là những triệu chứng không thể tránh khỏi của các ảnh hưởng khác do Epinephrine gây ra trên cơ thể. Nói cách khác, chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu và lo âu. Trong nhiều trường hợp, việc tiết ra Adrenaline và các phản ứng sinh lý của cơ thể xảy ra nhanh đến nỗi chúng ta thậm chí không nhận ra chúng ta đang gặp nguy hiểm. May mắn thay, một vài triệu năm tiến hóa đã cho chúng ta những phản ứng bản năng rất tuyệt vời.
Mặt tối của Aderenaline
Trong khi trái tim chạy đua để bơm năng lượng đến đôi chân khi chúng ta gặp nguy hiểm thực sự là một điều tốt nhưng sự tiếp xúc lâu dài với lo lắng có thể rất có hại cho cơ thể. Căng thẳng mãn tính và lo lắng có thể có cùng ảnh hưởng như việc tránh một vụ tai nạn xe hơi trong gang tấc hoặc chạy trốn khỏi một chú cá sấu hung hăng. Nó có thể dẫn đến kiệt sức, bối rối, mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể, bệnh mãn tính và giảm đáng kể chất lượng của cuộc sống.
Một số điều bạn có thể làm để giúp đỡ bao gồm thở sâu, thiền, thư giãn, yoga và các bài tập tim mạch nhẹ.
Trong khi các phản ứng "đánh hay tránh" có thể cứu sống bạn, nhưng nếu cơ thể bạn rơi vào trạng thái này quá thường xuyên, nó cũng có thể rút ngắn cuộc sống. Nửa còn lại của hệ thống thần kinh tự động, hệ thần kinh đối giao cảm, có trách nhiệm kéo chúng ta trở lại từ sự hoảng loạn của phản ứng "đánh hay tránh" bằng cách giảm mức độ hormone căng thẳng khi chúng ta phát hiện ra rằng nguy hiểm đã trôi qua.
Tuy nhiên, hệ thống này có thể làm việc quá sức, và ngừng hoạt động. Một số điều bạn có thể làm để giúp đỡ bao gồm thở sâu, thiền, thư giãn, yoga và các bài tập tim mạch nhẹ. Những kỹ thuật này sẽ đảm bảo rằng những phản ứng tự động của cơ thể được sử dụng đúng cách, và không bị lạm dụng.
Lần sau nếu cảm thấy trái tim bắt đầu đập mạnh, có lẽ không phải trong một cơn đau tim, đồng nghĩa giác quan đã phát hiện ra rằng có nguy hiểm xung quanh đang rình rập. Hãy kiểm tra tình hình, nắm lấy sự tăng đột biến của năng lượng trong máu và thực hiện sự lựa chọn đã có mặt trên hàng ngàn thế hệ... chiến đấu hoặc chạy trốn?
Nhận xét
Đăng nhận xét