Canada tìm ra công nghệ phát hiện giới tính trứng gà trước khi ấp

Các nhà khoa học Canada đã tìm ra công nghệ phát hiện giới tính trứng gà trước khi đưa vào ấp nhằm giảm chi phí cho ngành công nghiệp gia cầm chỉ cần gà mái để đẻ trứng.
Kỹ thuật mới này tương tự phương pháp xác định trứng được thụ tinh trước khi đưa vào lồng ấp hiện đang được các trại trứng giống áp dụng.
Giáo sư Michael Ngadi thuộc Đại học McGill, cho biết điểm khác là công nghệ mới này sử dụng kỹ thuật hình ảnh liên quan cho phép những quả trứng được nhìn thấu dưới màu sắc khác nhau của ánh sáng. Theo đó, khi nhìn qua vỏ trứng dưới ánh sáng hồng ngoại, phôi đực và cái có sự phân bố khác nhau của các tế bào.
Phát minh này đang nhận được sự chào đón không chỉ từ các nhà sản xuất trứng.
Phát minh này đang nhận được sự chào đón không chỉ từ các nhà sản xuất trứng.
Với sự hỗ trợ của Hiệp hội các chủ trang trại sản xuất trứng gà vùng Ontario (Canada), kỹ thuật này đang được các nhà nghiên cứu của Đại học McGill thúc đẩy với năng suất từ 3.000-6.000 quả trứng mỗi giờ. Những quả trứng giống không được chọn sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ như trứng thương phẩm, thay vì được đem đi ấp.
Công nghệ này được đánh giá là hiệu quả nhất và là giải pháp bền vững nhằm chấm dứt tình trạng hàng triệu con gà trống con bị giết chết ngay sau khi ra khỏi lồng ấp. Phát minh này đang nhận được sự chào đón không chỉ từ các nhà sản xuất trứng Canada, mà cả ở Mỹ, châu Âu và nhất là từ các tổ chức bảo vệ động vật.
Trước đó, các tổ chức bảo vệ động vật cùng các hiệp hội khoa học đã tìm kiếm những giải pháp công nghệ mới nhằm chung tay chấm dứt thực trạng hàng trăm triệu gà trống con phải chết hằng năm trong quy trình chăn nuôi công nghiệp.
Ước tính có đến 50 triệu gà trống con bị giết chết trong ngành công nghiệp gia cầm của Pháp mỗi năm, ở Đức cũng với con số tương đương, còn ở Mỹ là cao gấp đôi.
Trước đây cũng đã có các công nghệ kiểm tra giới tính của trứng gà, nhưng các phương pháp này đều chỉ thực hiện được khi trứng đã cho vào ấp và gây lãng phí vì trứng bị loại vẫn bị tiêu hủy mà không thể đem ra bán trên thị trường.
Theo TTXVN/Vietnam+

Nhận xét

Bài đăng phổ biến