Thói quen này của sinh viên, dân văn phòng khiến nhiều người mới ngoài 30 đã ung thư
Thức khuya gây ung thư
Nói đến giấc ngủ và ung thư, GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam cảnh báo rằng cơ thể con người một đồng hồ sinh học kỳ diệu theo chu kỳ ánh sáng – bóng tối của trái đất.
Nhưng hơn nửa thế kỷ qua, thế giới văn minh thành một xã hội sản xuất đã làm ngày dài ra và đêm ngắn lại, đồng hồ sinh học bị bẻ gãy, mêlatônin cơ thể bị xáo trộn khiến con người nhận hết các tác hại.
Từ những năm 1990, các nhà khoa học đã nghi ngờ làm việc suốt đêm, giấc ngủ bị đảo lộn là nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Năm 2001, các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard đã báo cáo là các điều dưỡng làm việc ca kíp về đêm dường như “có tăng vừa phải 30 % nguy cơ ung thư vú” do hooc – mon mêlatônin bị suy giảm.
Năm 2007, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư IARS xác định làm việc ca kíp ban đêm là yếu tố gây ung thư cho con người tương tự tia cực tím. Ngủ đủ sẽ giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ngủ dưới 6h mỗi đêm tăng 50 % nguy cơ bị bệnh polyp ruột già so với ngủ ít nhất 7h mỗi đêm. Polyp nếu không điều trị có thể chuyển thành ung thư.
Tiến sĩ Mc Clain đã cho biết tại Hội nghị quốc tế về phòng ngừa ung thư tại thủ đô Washington (Mỹ) vào tháng 11/2008 rằng “hãy vận động tốt và ngủ đủ để phòng tránh ung thư”. Giáo sư Hùng nhấn mạnh, thức dậy sau khi ngủ đủ giấc chính là cách mà chúng ta đầu tư cho chính mình trong việc phòng chống ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mêlatônin làm cho các tế bào của cơ thể chống lại các chất oxy hoá, sửa chữa phân tử DNA, từ đó kiềm chế các tế bào ung thư, tạo ra các tế bào chống lại các tế bào ung thư.
Trung tâm Phòng chống Bệnh của Hoa Kỳ nhận định “Thiếu ngủ đi với bệnh tật, giấc ngủ không phải là điều xa xỉ, đó là điều thiết yếu quyết định để có sức khoẻ tốt”. Thiếu ngủ làm đời sống ngắn lại, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì, trầm cảm và ung thư.
Tác hại khác của việc thức khuya, ngủ muộn:
1. Giảm trí nhớ.
2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
8.Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
9.Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các bạn có thói quen ngủ sớm – ngủ đủ giấc và đúng giờ tránh làm rối loạn đồng hồ sinh học gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể!
Thu Thu (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
Nhận xét
Đăng nhận xét