Bữa sáng của người Việt đang thiếu rau trầm trọng
Theo phó giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa sáng phải có rau, hoa quả.
Không cần phải chuẩn bị bữa sáng thịnh soạn,
cha mẹ vẫn có thể học người Nhật bằng cách cho con ăn phở, bánh mì
trứng... kèm rau hoặc hoa quả và đổi bữa liên tục.
Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất, đảm bảo 40% nhu cầu năng lượng cả ngày. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chính của não, sau một khoảng thời gian dài 10 - 12 giờ, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước. Tại Nhật, bữa sáng là bữa ăn lớn nhất. Nó có thể gồm: một quả trứng, một miếng cá tuyết, thịt lợn, 2 con tôm, rong biển, hoa quả, bát canh và một ít cơm. Bữa ăn thường rất phong phú, đa dạng các món.
Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền 20%, còn dinh dưỡng và môi trường chiếm 80%. Nhật Bản là một ví dụ. Yếu tố đầu tiên giúp chiều cao của người Nhật tăng nhanh là coi trọng cân bằng dinh dưỡng.
Trong khi đó, ở Việt Nam nhiều gia đình không có thói quen nấu ăn sáng tại nhà mà cho con ăn ngoài hàng với những món ăn truyền thống như: phở, bún, xôi thịt, bánh mỳ pate, bánh mỳ trứng... Điều dễ nhận thấy là bữa sáng này có tinh bột, đạm, chất béo nhưng thường thiếu rau, hoa quả. Trẻ ăn phở nhưng đa số không ăn hành, rau thơm.
Nhiều người cho rằng rất khó để có thể chuẩn bị một bữa sáng thịnh soạn kiểu người Nhật. Thực tế, bạn có thể làm theo cách khác.
'Chúng ta vẫn có thể ăn những món ăn truyền thống của người Việt nhưng tăng tỷ phần rau, hoa quả. Ví dụ khi ăn phở có thể yêu cầu cho thêm nhiều hành, rau thơm. Cha mẹ nên tập cho con ăn các loại rau thơm, rất tốt cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện ăn rau vào bữa sáng, có thể thay bằng hoa quả: chuối, hồng xiêm, ổi bỏ hạt, thanh long, dưa hấu... ', phó giáo sư Tuyên nói.
Điều quan trọng là thay đổi bữa ăn thường xuyên vì không bữa ăn nào cung cấp đầy đủ vi chất, dinh dưỡng và đa dạng khẩu phần. Buổi sáng cha mẹ có thể nấu cho con bát mỳ với 50 g thịt, 50 g rau, kèm thêm một cốc sữa chua, một quả cam hoặc miếng dưa hấu 200 g. Ngày hôm sau, trẻ có thể ăn xôi thịt, bánh mỳ trứng nhưng chú ý ăn thêm trái cây.
Tuy nhiên, với món phở, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên hạn chế
muối, mì chính. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, một người trưởng
thành nên sử dụng dưới 5 g muối mỗi ngày, trong khi một bát phở hoặc bún
có thể có đến 4-5 g muối.
Không chỉ bữa sáng, các bữa ăn khác, người nội trợ lưu ý làm sao phối hợp được 15-20 loại thức ăn một ngày, đầy đủ cả 4 nhóm đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng, chất béo. Một bữa cần đảm bảo 5 món: cơm, canh, món mặn, rau và tráng miệng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn nguồn protein đa dạng, lưu ý một tuần nên ăn 2-3 bữa cá, canh cua, hến...
Bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất, đảm bảo 40% nhu cầu năng lượng cả ngày. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chính của não, sau một khoảng thời gian dài 10 - 12 giờ, kể từ bữa ăn cuối cùng của ngày hôm trước. Tại Nhật, bữa sáng là bữa ăn lớn nhất. Nó có thể gồm: một quả trứng, một miếng cá tuyết, thịt lợn, 2 con tôm, rong biển, hoa quả, bát canh và một ít cơm. Bữa ăn thường rất phong phú, đa dạng các món.
Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào di truyền 20%, còn dinh dưỡng và môi trường chiếm 80%. Nhật Bản là một ví dụ. Yếu tố đầu tiên giúp chiều cao của người Nhật tăng nhanh là coi trọng cân bằng dinh dưỡng.
Trong khi đó, ở Việt Nam nhiều gia đình không có thói quen nấu ăn sáng tại nhà mà cho con ăn ngoài hàng với những món ăn truyền thống như: phở, bún, xôi thịt, bánh mỳ pate, bánh mỳ trứng... Điều dễ nhận thấy là bữa sáng này có tinh bột, đạm, chất béo nhưng thường thiếu rau, hoa quả. Trẻ ăn phở nhưng đa số không ăn hành, rau thơm.
Nhiều người cho rằng rất khó để có thể chuẩn bị một bữa sáng thịnh soạn kiểu người Nhật. Thực tế, bạn có thể làm theo cách khác.
Bữa sáng, cha mẹ có thể cho con ăn bún, phở nhưng phải có rau hoặc hoa quả. Ảnh: H.E.
Theo phó giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nguyên lý quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý là ăn đa dạng; đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bữa sáng phải có rau, hoa quả.'Chúng ta vẫn có thể ăn những món ăn truyền thống của người Việt nhưng tăng tỷ phần rau, hoa quả. Ví dụ khi ăn phở có thể yêu cầu cho thêm nhiều hành, rau thơm. Cha mẹ nên tập cho con ăn các loại rau thơm, rất tốt cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện ăn rau vào bữa sáng, có thể thay bằng hoa quả: chuối, hồng xiêm, ổi bỏ hạt, thanh long, dưa hấu... ', phó giáo sư Tuyên nói.
Điều quan trọng là thay đổi bữa ăn thường xuyên vì không bữa ăn nào cung cấp đầy đủ vi chất, dinh dưỡng và đa dạng khẩu phần. Buổi sáng cha mẹ có thể nấu cho con bát mỳ với 50 g thịt, 50 g rau, kèm thêm một cốc sữa chua, một quả cam hoặc miếng dưa hấu 200 g. Ngày hôm sau, trẻ có thể ăn xôi thịt, bánh mỳ trứng nhưng chú ý ăn thêm trái cây.
Không chỉ bữa sáng, các bữa ăn khác, người nội trợ lưu ý làm sao phối hợp được 15-20 loại thức ăn một ngày, đầy đủ cả 4 nhóm đạm, tinh bột, vitamin và chất khoáng, chất béo. Một bữa cần đảm bảo 5 món: cơm, canh, món mặn, rau và tráng miệng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn nguồn protein đa dạng, lưu ý một tuần nên ăn 2-3 bữa cá, canh cua, hến...
Theo
Phương Trang/Vnexpress.net
Nhận xét
Đăng nhận xét