Đồ uống không đường có thể gây thèm ăn
Các nhà khoa học thuộc Đại học
Sydney vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy đồ uống không đường có thể
khiến con người ăn nhiều hơn do cơ thể "thèm" khẩu phần calo đã bị cắt
đi.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cho ruồi giấm và chuột một chế độ ăn sử dụng chất thay thế đường, kết quả là chúng ăn nhiều hơn 30% so với bình thường.
Các chất tạo ngọt nhân tạo kích thích chứng tăng động, mất ngủ, và giảm chất lượng giấc ngủ.
Các loại đồ ăn/uống kiêng có nhiệm vụ giúp giảm bớt lượng calo hấp
thụ, nhưng chúng lại không giúp kích hoạt một cách đầy đủ phần trung khu tưởng thưởng (reward centre) trong não bộ - phần chịu trách nhiệm về các cảm giác đầy đủ và thỏa mãn. Theo nhóm nghiên cứu, não bộ sẽ bị "bối rối" khi không cảm nhận được vị ngọt gắn liền với calo, từ đó kích thích cảm giác đói.
Nghiên cứu chỉ thử nghiệm trên sucralose, chất làm ngọt trong nước uống Pepsi One, nhưng họ cho rằng hiệu ứng tương tự cũng xảy ra đối với các chất làm ngọt nhân tạo khác như các thành phần tìm thấy trong đồ uống Diet Coke.
Phó Giáo sư Greg Neely, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Khi nghiên cứu một cách hệ thống hiệu ứng này, chúng tôi thấy rằng trong trung khu tưởng thưởng của não bộ, cảm giác ngọt được gắn liền với hàm lượng năng lượng. Khi tỉ lệ giữa độ ngọt và năng lượng bị mất cân bằng trong một thời gian, não bộ sẽ cho rằng chế độ ăn này là chưa đủ năng lượng nên thực hiện điều chỉnh lại và gia tăng tổng lượng calo cần tiêu thụ".
Hiện nay nhiều người sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, coi đó là một biện pháp để chống béo phì, song họ vẫn chưa hiểu hết về tác động toàn diện của các chất này lên não bộ cũng như đối với việc điều tiết cảm giác đói. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy các chất tạo ngọt nhân tạo kích thích chứng tăng động, mất ngủ, và giảm chất lượng giấc ngủ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã cho ruồi giấm và chuột một chế độ ăn sử dụng chất thay thế đường, kết quả là chúng ăn nhiều hơn 30% so với bình thường.
Các chất tạo ngọt nhân tạo kích thích chứng tăng động, mất ngủ, và giảm chất lượng giấc ngủ.
Nghiên cứu chỉ thử nghiệm trên sucralose, chất làm ngọt trong nước uống Pepsi One, nhưng họ cho rằng hiệu ứng tương tự cũng xảy ra đối với các chất làm ngọt nhân tạo khác như các thành phần tìm thấy trong đồ uống Diet Coke.
Phó Giáo sư Greg Neely, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Khi nghiên cứu một cách hệ thống hiệu ứng này, chúng tôi thấy rằng trong trung khu tưởng thưởng của não bộ, cảm giác ngọt được gắn liền với hàm lượng năng lượng. Khi tỉ lệ giữa độ ngọt và năng lượng bị mất cân bằng trong một thời gian, não bộ sẽ cho rằng chế độ ăn này là chưa đủ năng lượng nên thực hiện điều chỉnh lại và gia tăng tổng lượng calo cần tiêu thụ".
Hiện nay nhiều người sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo, coi đó là một biện pháp để chống béo phì, song họ vẫn chưa hiểu hết về tác động toàn diện của các chất này lên não bộ cũng như đối với việc điều tiết cảm giác đói. Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy các chất tạo ngọt nhân tạo kích thích chứng tăng động, mất ngủ, và giảm chất lượng giấc ngủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét